Dịch Thuật: Những Mô Hình Mới-NGU YÊN

Mô Hình Tâm Ngôn Ngữ

(A psycholinguistic model).

Năm 1991, mô hình của ông Bell xây dựng trên quan điểm ngôn ngữ và tâm lý ngôn ngữ. Sử dụng các kiến thức đã thu thập được, trong sự xây dựng cơ cấu, để thi hành qua các khuôn khổ của hệ thống chức năng ngôn ngữ, dựa vào những thông tin diễn tiến của mẫu ngữ.

Mô hình của Bell đòi hỏi trí (bộ) nhớ ngắn hạn lẫn dài hạn để giải mã văn bản gốc và ráp mã văn bản dịch. Dựa vào cấu trúc từ đỉnh xuống đáy / cấu trúc từ đáy lên đỉnh, mô hình bắt đầu từ sự nhận thức của thị giác về từ ngữ trong văn bản gốc. Việc này trải qua sự phân tích cú pháp, cùng với phương pháp tìm kiếm từ vựng, được tiến hành bởi sự phân tích cấu trúc, qua diễn trình ngữ nghĩa và thực dụng.

Một khi, quyết định để dịch được tiến hành qua các tiêu biểu của ngữ nghĩa, những gì thâu nhận vào sẽ được tái chế bằng cách các tổng hợp được

phân phối qua những cấp độ ngữ pháp thực dụng, ngữ nghĩa, và văn phạm từ vựng, để mã hóa vào một hệ thống viết khác, trở thành bản dịch.

 

Mô Hình Lý Thuyết Thích Nghi

(A relevance-theoretical model)

còn gọi là Mô Hình Lý Thuyết Phù Hợp.) Cũng trong năm 1991, Gutt xây dựng trên lý thuyết Thích Nghi (phù hợp), phát triển giá trị của dịch như sự sử dụng ngôn ngữ để giải thích, dựa trên những khái niệm sự giống nhau của kiến thức. Học thuật của Gutt phát triển một loại mô hình hiểu biết, định hướng sự tối đa hóa sự thích hợp.

Trong khi mô hình của Alves bắt đầu bằng sự lựa chọn những đơn vị được hiểu biết xác định. Trước hết, được tiến hành một cách tự động, rồi phản hồi nếu không tìm thấy giải pháp nào trong bước đầu tiên. Mô hình của Alves cũng đòi hỏi trí (bộ) nhớ ngắn hạn và dài hạn để tiến hành thông tin phản hồi qua các loại hỗ trợ bên trong và bên ngoài, để kiểm soát tối đa sự phù hợp, trong khuynh hướng đánh giá kết quả.

Một khi người dịch thấy rằng sự tương đương của giải thích đã được thiết lập giữa những đơn vị xác định từ bản gốc và bản dịch, quyết định chuyển dịch sẽ được thực hiện. Tiến trình chuyển sang bước tiếp theo, những đơn vị nhận thức mới được chọn lựa.

 

1- Mô Hình Tâm Xã Ngôn Ngữ (social and psycholinguistic model).

Năm 1995, Kiraly nhận định dịch là hoạt động bao gồm cả hai: 1- xã hội bên ngoài, 2- nhận thức bên trong. Đưa ra hai mô hình về quá trình dịch: 1- mô hình xã hội, 2- mô hình nhận thức, sự hiểu biết dựa trên tâm ngôn ngữ (ngôn ngữ tương quan với tâm lý).

Trong mô hình nhận thức tâm ngôn ngữ của Kiraly, trí não của người dịch như một hệ thống chế tạo thông tin, để những gì cần dịch được đưa vào, tác động với trực giác và trung tâm kiểm soát ngôn ngữ và thông tin ngoại-ngôn ngữ (extralinguistic). Mô hình này bao gồm: 1- các nguồn thông tin, 2-khu vực hoạt động của trực giác, 3- trung tâm kiểm soát.

Nguồn thông tin bao gồm kho trí nhớ dài hạn: chứa kiến thức văn hóa, vật lý, sinh hoạt xã hội, từ vựng, cú pháp…v…v… Nguồn văn bản chứa đựng sự hiểu biết từ sách vở, dữ liệu, tin tức thường thức….v…v…Kiraly dựa trên sự phân biệt giữa khu

vực vô thức và trung tâm ý thức kiểm soát. Ông nhấn mạnh, những điều này không hoạt động một cách độc lập và trù định một khu vực trực giác, để thông tin trong kho nhớ dài hạn phối hợp với thông tin từ văn bản và từ các nguồn bên ngoài mà ý thức không kiểm soát.

Những vấn đề của dịch phát xuất từ khu vực trực giác khi sự giải quyết tự động của tâm trí không tạo ra một hiệu xuất dịch có tính cách tạm. Theo Kiraly, sau đó, những hiệu suất này được trung tâm kiểm

soát xét lại, chọn lựa những phương pháp dịch, và nỗ lực giải quyết vấn đề.

 

2-           Mô Hình Hiệu Suất (the effort model).

Năm 1995, Gile xây dựng trên các khái niệm về năng lực phát sinh từ tâm lý nhận thức để đưa ra Mô Hình Hiệu Suất (kết quả của cố gắng hoạt động). Ông liên kết giữa sự dịch đuổi theo và liên tục trong tâm lý với sự dịch đuổi theo trên văn bản. Nói một cách khác, dịch trên văn bản và dịch trong tâm trí bắt đầu một lược, cả hai diễn trình song song đuổi theo văn bản gốc, tiếp tục cho đến khi chấm dứt. Hiệu quả như thế nào là tùy vào năng lực của tâm lý nhận thức về dịch (sự hiểu biết trong kinh nghiệm của tâm lý).

Mô hình của Gile tiền-giả định sự khác biệt giữa các hoạt động tinh thần tự động và không tự động, nhấn mạnh những tiếp cận nhận thức về đặc tính không tự động của những hoạt động tinh thần trong hành trình chuyển dịch. Tập trung vào ba loại hiệu suất của chuyển dịch:

1-   Hiệu suất liên quan đến nghe và phân tích.
2-   Hiệu suất liên quan đến kết quả thảo luận trong sự tái thành lập.
3-   Hiệu suất của trí nhớ ngắn hạn.

Mô hình của Gile mặc nhiên công nhận sự tích hợp của ba thể loại hiệu suất bên trên. Mô hình này
khác nhau tùy vào cách hoạt động. Chia thành hai giai đoạn:

1-   Nghe, phân tích, rồi tái thành lập.
2-   Chuyển dịch văn bản, hiệu suất thâu nhận được chuyển sang hiệu suất để đọc.

 

5-  Dịch như một loại hành vi quyết định.

Năm 1996, Wilss nhận định tâm lý nhận thức là khuôn khổ thích hợp nhất để nghiên cứu dịch như một sinh hoạt nhận thức. Ông lập luận, dịch là hành vi trí tuệ, từ phân tích, giải quyết vấn đề, đưa ra quyết định, đều theo một hệ thống có cơ chế: trí nhớ, giác quan, trực giác, sáng tạo, …v…v… Nói khác đi, tâm lý dịch giả ảnh hưởng lớn lao trên diễn trình dịch. Cho dù dữ liệu, thông tin từ văn bản gốc khó/dễ, mù mờ/trong sáng, phong cách diễn đạt thế nào, khi đi qua cơ chế chọn lựa và quyết định của trí tuệ dịch giả, sẽ nhuộm sắc thái của dịch giả.

Năm 1997, Levý nhận định, dịch là một quá trình quyết định và quyết định là việc tiên quyết của dịch. Wilss xác nhận, dịch là một hoạt động dựa trên nền tảng hiểu biết, đòi hỏi những kiến thức hỗn loạn phải được tổ chức. Đưa đến khả năng làm quyết định của người dịch. Hiểu biết về cách làm quyết định trở thành hệ trọng trong diễn trình dịch thuật.

Làm thế nào để giải quyết những vấn đề, những trở ngại trong đời sống, để đưa đến quyết định hữu lý và hữu hiệu là một nghệ thuật sống lớn lao, bao trùm thời gian và không gian của một đời và dẫn

đến kết quả hạnh phúc hay không, sống có giá trị hay không, nếu không muốn nói, quyết định của một cá nhân chính là định mệnh của đời họ. Quyết định trong diễn trình dịch thuật, chính là số mệnh của tác phẩm dịch.

Sự quyết định dựa trên ba căn bản bản chính:

1-   Quyết định cho những văn bản bình thường.
2-   Quyết định cho những văn bản quan trọng.
3-    Quyết định cho những văn bản khẩn cấp.

Mỗi loại có những phương pháp giải quyết, giải tỏa vấn đề khác nhau và đòi hỏi một lối quyết định khác nhau. Sự nhận thức về quyết định trong khi dịch, sẽ dễ dàng hơn khi có đầy đủ kiến thức về “giải quyết vấn đề và quyết định phù hợp” cộng với kinh nghiệm thực hành.

Khi nói đến mô hình dịch tức là nói đến tính chuyên môn trong thực dụng và tính chuyên nghiệp từ kiến thức đến thực hành. Sự giới thiệu chỉ là điểm qua tên tuổi và hình dạng. Để thông hiểu một mô hình, có lẽ sẽ mất nhiều thời gian, tìm biết và thực hành. Vì sự dàn trải của quá nhiều mô hình, nên có lẽ, không có học giả nào sử dụng hết các mô hình, mà chỉ chọn lựa một vài mô hình thích hợp và hữu hiệu đối với cá nhân. Hoặc mỗi dịch giả tùy nghi yêu chuộng môn phái dịch nào, sẽ sử dụng những mô hình trong niềm tin của môn phái đó. Những dịch giả độc lập, sẽ ưu tiên cho mô hình nào họ thông hiểu và quen thuộc. Trong thực tế, không phải mô

hình dịch làm cho bản dịch hay hoặc giá trị cao, mà phần lớn là do tài hoa của người dịch áp dụng mô hình. Những mô hình chỉ là những phương tiện để vượt qua những trở ngại khi dịch, chủ yếu của mô hình là tạo ra tiêu chuẩn để lượng định giá trị của dịch.

 

Tài Liệu (Tham cứu chung cho bộ sách Ý Thức Về Dịch Thuật.)

Ahrenberg,     Lars    &     Magus     Merkel,      2000.
Correspodence    Measures   for    MT      Evaluation.
Department of Computer and Information Scuence.
Linoping University, Linkoping, Sweden.
Allott, Nicholas. Relevance Theory. Draft for forthcoming volume, A. Capone, F. Lo Piparo, & M. Carapezza (Eds.), Perspectives on Pragmatics and Philosophy. Berlin/New York: Springer
As-Safi, A.B.. 2011.Translation Theories, Strategies and Basic Theorietical Issues. Petra University.
Baker, Mona. 2011. In Other Words. A coursebook on translation. Second edition. Routledge, US & Canada.
assnett, Susan. 2001. Translation Studies, Third Edition. Routledge, London and New York.
Bastin, Georges L. & Paul F. Bandia. 2006. Charting the Future of Translation History. Current Discourses and Methology. University of Ottawa Press
Becher, Viktor. 2011. Explicitation and Implicitation in Translation. Universitat Hamburg.
Catford, J.C. 1978. A linguistic Theory of Translation. Oxford University Press.
Chan, Sheung Wai. 2010. Some Crucial Issues On The Translation Of Poetic Discourse From Chinese To English. P.O.Box 742, Surry Hills, Sydney, Autralia.
Chau, Simon Sui-cheong. 1984. Aspect of Translation Pedagogy: The Grammar, Cultural and Interpretive Teaching Model. A Thesis Doctor of Philosophy in University of Edinburgh
Cheung, Andy. 2013. A History of Twentieth Century Translation Theory and It’s application for Bible Translation. Journal of Translation, Volume 9, Number 1.
Corness, Patrick. 2011. The Art of Translation, Jiri Levý. John Benjamins Publishing Company.
CsCanada.  Poetry  Translation:  An  Intertextuality
Approach.  Studies   in   Literature   and   Language.
Vol.9, No.1, 2014. Pp.43-50.
Gambier, Yves and Luc van Doorslaer. 2010. Handbook of Translation Studies. John Benjamins Publishing Company.
Gentzler, Edwin. 2001.Contemporary Translation Theories, Revised 2nd Edition. Multilinual Matters LTD, Clevedon, Buffalo, Toronto, Sydney.
Gorlée,    Dinda    L.    1004.     Semiotics    and     the
Problems    of    Translation.     Rodopi    Amsterdam-
Atlanta, GA.
Holmes, James S. 1994. Papers on Literary, Translation and Translation Studies. Second Edition. Amsterdam.
Hovhannisyan, Mariam. The Art of Poetry and its Translation. Yerevan State University, Romance and German Philology Faculty.
Hoang, Xiaocong. 2011. Stylish Approaches To Literary Translation: With Particular Reference To English-Chineese and Chineese-English Translation. University of Birmingham.
House, Juliane. 2015. Translation Quality Assessment, Past and Present. Routledge, Taylor and Frncis Group, London and New York,
Huang, Xiaocong. 2011. Stylistic Approaches to Litterary Translation. University of Birmingham for the degree of Doctor of Philosophy
Kerr, Glenn J. 2011.Dynamic Equivalence and Its Daughters: Placing Bible Translation Theories in Their Historical Context. Journal of Translation, Volume7, Number 1.
Kramina, Aiga. 2004. Translation as Manipulation: Causes and Consequences, Opnions and Attitudes. Kalbu Studio. Studies About Languages.
Kruger, Ralph. 2015. The Interface between Scientific and Technical Translation Studies and Cignitive Linguistics. T Frank & Timme.
Moss, Steve. 1995. World’s Shortest Stories. New Times Press and John Daniel and Company.
Munday, Jeremy. 1998. A computer-asssisted Approach to the Analysis of Translation Shifts. Meta: Translators’ Jounal, Vol. 43, n 4. University of Bradford, United Kingdom.
Newmark,     Peter.    2007.     A    New    Theory     of
Translation. Studia Minora Facultatis Philosophiacae Universitatis Brunensis, S 13.
Nida, Eugene A. and Charles R. Taber. 2003. The Theory and Practice of Translation. Fourth Impression.Brill Letden – Boston.
Niknasab, Leila and Elham Pishbin. On the
Translation of Poetry: A Look at Sohrab Sepehri’s
Traveler.
http://www.skase.sk/Volumes/JTI05/pdf_doc/01.pdf
Nord, Christiane. 2005. Text Analysis in Translation, Second Edition. Rodopi, Amsterdam-New York.
Pardo, Betlem Soler. 2013. Translation Studies: An Introduction to the History and Development of Translation. Universidad Alfonso X El Sabio, Canada.
Pym, Anthony. 2014. Method in Translation History. Routledge, New York, USA.
Pym, Anthony. 2014. Exploring Translation Theory.
Second Edition. Routledge, New York, USA.
Raffel, Burton. 1988. The Art of Translating Poetry. The Pennsylvania State University Press, University Park and London,
Schulte, Rainer and John Biguenet. 1992. Theories of Translation. An Anthology of Essays from Dryden to Derrida. University of Chicago Press, Ltd, London.
Shaheen, Muhammad. 1991.Theories of Translation. Thesis for the Degree of Ph.D. in University of Glasgow.
Shuping, Ren. 2013. Translation as Rewriting. International Journal of Humanities and Social Science. Jiaotong University, Chongqing, China.
Snell-Hornby, Mary. 2006. The Turns of Translation Studies. New Paradigms or shifting
viewpoints? Univerity of Vienna. John Benjamins Publishing Company, Amsterdam / Philadelphia.
Sokolovsky, Yaroslav V. 2010. On the Linguistic Definition of Translation. Siberian Federal University. Humanities & Social Science 2.
Steiner, Goerge. 1998. After Babel Aspects of language & Translation. Oxford University Press.
Taylor & Francis. Main Issues of Translation
Studies.
http://cw.routledge.com/textbooks/translationstudies/data/samples/9780415584890.pdf
Toury, Gideon. 1995. Descriptive Translation Studies and Beyond. John Benjamins Publishing Company. Amsterdam / Philadelphia.
Van Leuven-Zwart, Kitty M. 1989. Translation and Original: Similarities and Dissmimilarities, I. Target 1:2.
Venuti, Lawrence. 2004. The Translator’s Invisibility, A History of Translation. Routledge, London and New Tork.
Wilson, Deirdre & Dan Sperber. 2002. Relevance Theory. A version of this paper will appear in L. Horn and G. Ward (eds.) Handbook of Pragmatics (Oxford: Blackwell), and a shortened version in Proceedings of the Tokyo Conference on Psycholinguistics 2002.

Please follow and like us: