Cảnh quần chúng nôn mửa-FEDERICO GARCIA LORCA, NGU YÊN chuyển ngữ

 


Người đàn bà mập xuất hiện đầu tiên,
đào xới gốc rễ và làm ướt mặt da trống.
Người đàn bà mập
lộn con mực chết từ trong ra ngoài.
Người đàn bà mập, đối thủ của mặt trăng,
chạy băng nhiều con đường và tránh xa những lầu cao
bỏ lại đầu lâu bồ câu nhỏ trên góc phố
khuấy động cơn giận dữ buổi liên hoan của thế kỷ vừa qua
mời gọi tà ma của cơm áo qua dãy đồi chạy dài đến chân trời
gạn lọc sự khát khao ánh sáng vào những đường hầm bí mật.
Bãi tha ma, đúng là bãi tha ma
chuyện buồn phiền của đàn gà bị chôn vùi trong đất,
cái chết, chim Trĩ (1) và táo hư ở khu vực khác,
nhận xuống cổ họng chúng ta.
Tin đồn từ rừng nôn mửa
với phụ nữ rỗng, với trẻ con giả bằng sáp,
với cây kích động và người hầu không biết mệt
dọn những đĩa muối dưới tiếng đàn Hạc của nước miếng.
Này cậu trẻ, không còn cách nào khác, hãy mửa ra! Không cách nào hơn.
Không phải mửa của kỵ binh trên vú bầy gái điếm,
không phải mửa của con mèo vô tình nuốt phải con ếch,
nhưng sự chết cào cấu bằng bàn tay đất sét
trên cổng đá lửa nơi mây và sa mạc tiêu tàn.
Người đàn bà mập xuất hiện đầu tiên
trước đám đông trên tàu, trong quán rượu và công viên.
Mửa khéo léo đánh động giàn trống
giữa một vài cô gái nhỏ đổ máu

đang khẩn cầu vầng trăng bảo vệ họ.
Ai biết được nỗi buồn của tôi?
Nét mặt tôi, bây giờ, không phải là tôi,
vẻ mặt thật sự của tôi, run rẩy vì khát rượu
dấn thân vào chuyến tàu lạ thường
qua gốc hoa Gió (2)
Tôi che dấu tôi bằng vẻ mặt này
sóng cuốn trôi về nơi không có bình minh,
Tôi, thi sĩ cụt tay,
mất trong đám đông nôn mửa,
không có nhiều ngựa để lấy mất
rong rêu dày trên trán tôi.
Người đàn bà mập xuất hiện đầu tiên
trong lúc đám đông đang tìm tiệm bán thuốc
nơi có thể tìm thấy đường vĩ tuyến.
Chỉ khi kéo cờ lên và bầy chó đầu tiên đến
cả thành phố kéo nhau chạy ra hàng rào của đường bộ hành.

 


­­­_____

(1) Faisán: Gà lôi hoặc một loại Trĩ đất. Xem hình:
(2) Animone: Một loại hoa cỏ thường mọc ở bắc bán cầu.
Hoa lớn, cánh nở rộng. Người ta còn gọi là Windflower, hoa Gió.

 

 

 

Paisaje de La Multitud Que Vomita


La mujer gorda venía delante
arrancando las raíces y mojando el pergamino de los tambores;
la mujer gorda
que vuelve del revés los pulpos agonizantes.
La mujer gorda, enemiga de la luna,
corría por las calles y los pisos deshabitados
y dejaba por los rincones pequeñas calaveras de paloma
y levantaba las furias de los banquetes de los siglos últimos
y llamaba al demonio del pan por las colinas del cielo barrido
y filtraba un ansia de luz en las circulaciones subterráneas.
Son los cementerios, lo sé, son los cementerios
y el dolor de las cocinas enterradas bajo la arena,
son los muertos, los faisanes y las manzanas de otra hora
los que nos empujan en la garganta.
Llegaban los rumores de la selva del vómito
con las mujeres vacías, con niños de cera caliente,
con árboles fermentados y camareros incansables
que sirven platos de sal bajo las arpas de la saliva.
Sin remedio, hijo mío, ¡vomita! No hay remedio.
No es el vómito de los húsares sobre los pechos de la prostituta,
ni el vómito del gato que se tragó una rana por descuido.
Son los muertos que arañan con sus manos de tierra
las puertas de pedernal donde se pudren nublos y postres.
La mujer gorda venía delante
con las gentes de los barcos, de las tabernas y de los jardines.
El vómito agitaba delicadamente sus tambores
entre algunas niñas de sangre
que pedían protección a la luna

¡Ay de mí! ¡Ay de mí! ¡Ay de mi!
Esta mirada mía fue mía, pero ya no es mía,
esta mirada que tiembla desnuda por el alcohol
y despide barcos increíbles
por las anémonas de los muelles.
Me defiendo con esta mirada
que mana de las ondas por donde el alba no se atreve,
yo, poeta sin brazos, perdido
entre la multitud que vomita,
sin caballo efusivo que corte
los espesos musgos de mis sienes.
Pero la mujer gorda seguía delante
y la gente buscaba las farmacias
donde el amargo trópico se fija.
Sólo cuando izaron la bandera y llegaron los primeros canes
la ciudad entera se agolpó en las barandillas del embarcadero.

 

 

Landscape of A Vomiting Multitude


The fat lady came out first,
tearing out roots and moistening drumskins.
The fat lady
who turns dying octopuses inside out.
The fat lady, the moon’s antagonist,
was running through the streets and deserted buildings
and leaving tiny skulls of pigeons in the corners
and stirring up the furies of the last centuries’ feasts
and summoning the demon of bread through the sky’s clean-swept hills
and filtering a longing for light into subterranean tunnels.
The graveyards, yes the graveyards
and the sorrow of the kitchens buried in sand,
the dead, pheasants and apples of another era,
pushing it into our throat.
There were murmuring from the jungle of vomit
with the empty women, with hot wax children,
with fermented trees and tireless waiters
who serve platters of salt beneath harps of saliva.
There’s no other way, my son, vomit! There’s no other way.
It’s not the vomit of hussars on the breasts of their whores,
nor the vomit of cats that inadvertently swallowed frogs,
but the dead who scratch with clay hands
on flint gates where clouds and desserts decay.
The fat lady came first
with the crowds from the ships, taverns, and parks.
Vomit was delicately shaking its drums
among a few little girls of blood
who were begging the moon for protection.
Who could imagine my sadness?

The look on my face was mine, but now isn’t me,
the naked look on my face, trembling for alcohol
and launching incredible ships
through the anemones of the piers.
I protect myself with this look
that flows from waves where no dawn would go,
I, poet without arms, lost
in the vomiting multitude,
with no effusive horse to shear
the thick moss from my temples.
The fat lady went first
and the crowds kept looking for pharmacies
where the bitter tropics could be found.
Only when a flag went up and the first dogs arrived
did the entire city rush to the railings of the boardwalk
 

(Bản dịch: Robert Bly)

 

[trongTHI SĨ TRONG THÀNH PHỐ NEW YORK] 

Please follow and like us: